SƠ LƯỢC QUẠT THỔI TĨNH ĐIỆN :
Nguyên nhân của hiện tượng tĩnh điện:
Vật chất được cấu thành từ các nguyên tử trung hòa về điện tích vì chúng chứa số lượng bằng nhau về điện tích dương (proton trong hạt nhân) và điện tích âm (điện tử trong vỏ). Hiện tượng tĩnh điện yêu cầu sự tách rời các điện tích dương và âm này. Khi hai vật liệu tiếp xúc nhau, điện tử sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia, gây ra sự dư thừa điện tích dương trên một vật liệu, và sự thừa điện tích âm ở bên còn lại. Khi các vật liệu được tách ra, sự mất cân bằng điện tích này vẫn được duy trì.
Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao (có xu hướng cách điện hoặc cản trở dòng điện).
Tác hại của tĩnh điện:
Trong cuộc sống, tĩnh điện tồn tại ở mọi nơi và người ta không chú ý lắm đến nó do tác dụng không đáng kể. Tuy nhiên trong sản xuất, tĩnh điện lại là vấn đề lớn làm đau đầu nhiều nhà sản xuất vì những tác hại do nó gây ra cho nên người ta luôn cố gắng tìm cách chống tĩnh điện.
Tác hại của tĩnh điện trong sản xuất: Tĩnh điện trên bề mặt của vật thể, khi lớn đến mức độ thích hợp (khoảng 3000 volt) sẽ tạo ra một từ trường tĩnh điện, từ trường này sẽ tác động gây ra sự phân cực của các vật thể khi các vật thể này lọt vào trường tĩnh điện, việc phân cực này tạo ra lực hút đủ lớn để hút cưỡng bức các vật thể này vào bề mặt của vật mang tĩnh điện. Hiện tượng hút bụi này ảnh hưởng tới chất lượng của các quá trình sản xuất cần sạch bề mặt như: In ấn, lắp đặt, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng phủ, sơn, xi mạ và các quy trình sản xuất điện tử …v.v..
Bởi vậy, trong sản xuất chúng ta thường gặp phải các vấn đề khó chịu:
– Màng phim, chai lọ bị bám dính bụi, tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
– Các bao bì làm ra không thể xếp ngay hàng
– Tĩnh điện cao gây ra tia lửa điện dẫn đến cháy nổ. Hỏa hoạn từ những nơi dễ cháy như dung môi in
– Mực in bị lem (vết chân chim, kéo râu…)
– Công nhân bị điện giật gây tai nạn lao động
– Phế phẩm tăng do người công nhân không muốn lại gần màng phim…
– Quy trình đóng rót bị hút bụi, miệng túi bị hở
– Các sản phẩm nằm không đúng vị trí vì đẩy nhau do nhiễm tĩnh điện gây phế phẩm
– Kẹt màng vào các trục cuốn của máy
– Trong sản xuất điện tử, tĩnh điện có thể dẫn đến phá hỏng vi mạch trong linh kiện.
Với các tác hại nghiệm trên, trong quá trình sản xuất, vần đề kiểm soát tĩnh điện và khử tĩnh điện được hết sức chú ý.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.